Dán gạch mosaic trên các bề mặt khác nhau
- Dán gạch mosaic trên bề mặt gốc xi măng:
+Trường hợp thường gặp nhất là khách hàng sử dụng sản phẩm gốc xi măng
- Dán gạch mosaic trên các bề mặt đặc biệt như gỗ, tấm thạch cao, bề mặt gạch cũ:
+ Đối với những bề mặt như trên, cần phải sử dụng sản phẩm keo dán gạch có thành phần polymer.
Vài điểm cần quan tâm khi thi công ốp lát gạch Mosaic với chất liệu thủy tinh và Mosaic tổng hợp trên tường nội thất.
- Keo dán gạch dạng vữa trộn sẵn chỉ được sử dụng ở khu vực trong tình trạng khô ráo, KHÔNG được sử dụng ở trong điều kiện ẩm ướt
+ Keo trộn sẳn là các thành phần được pha chế từ hợp chất polymer và các cốt liệu mất hoạt tính trong nước và sẽ không phát triển cường độ bám dính cho đến khi phần lớn lượng nước bốc hơi hoàn toàn.
+ Nếu tiến hành lát gạch trong điều kiện ẩm ướt, quá trình nước bốc hơi sẽ diễn ra chậm hơn và do đó thời gian để keo dán gạch đông cứng sẽ lâu hơn.
- Dán gạch mosaic trên bề mặt không hút nước/không có lỗ rỗng bằng keo dán gạch dạng vữa
+ Nước có thể thoát ra khỏi cấu trúc keo dán gạch theo các cách
+ Nước bị lớp nền hút vào trong ngay thời điểm dán gach ban đầu
+ Nước bốc hơi thông qua các đường ron
+ Nước bốc hơi thông qua các đường ron đóng vai trò chính trong việc hình thành độ bám dính của keo. Do đó độ rộng của ron đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển độ bám dính, nghĩa là nước dễ bốc hơi thông qua các đường ron lớn hơn các đường ron nhỏ. Dù thế nào đi nữa, khi sử dụng keo dán dạng vữa cần để keo khô hoàn toàn trước khi tiến hành chà ron để đảm bảo độ bám dính tốt nhất
- Thi công chà ron khi keo dán gạch chưa khô hoàn toàn
+ Nếu tiến hành chà ron trong khi lớp keo dán gạch bên dưới chưa khô hoàn toàn, thì sẽ có một lượng nước bị giữ lại. Và khi lượng nước này bay hơi, những chất cặn hoặc muối không hòa tan trong nước sẽ gây ra các vết ố và các chất bẩn đọng lại trên bề mặt của đường ron.