Giới thiệu: Châu Á là nhà, Đừng khóc ! Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm. Cô bé quyết chí làm "Ta ba lô" không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền. Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt. Cô bé ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng.

bí mật tư duy triệu phú
Bạn đã bao giờ ước mình sẽ đi vòng quanh thế giới chưa, chắc là có rồi. Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, chắc hẳn đã từng 1 lần đã nghĩ "viển vông" như thế, nhưng cái điều bạn nghĩ đến đầu tiên là phải có tiền, bởi đi nhiều như thế thì cần rất nhiều tiền, rồi thì sau đó sẽ không dám nghĩ đến nữa. Nhưng Huyền đã đi mà chỉ có 700USD thôi. Chính những thiếu thốn đó đã thôi thúc Huyền lên đường, cô bé không "đợi đủ đầy để đi". Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip.
Sau khi được báo chí rầm rộ về chuyến đi "ngông" của mình, Huyền bỗng trở nên nổi tiếng, nhiều nhà xuất bản đã tìm đến Huyền để đặt hàng em viết sách. xách balo lên và đi đã ra đời đơn giản như thế. Nhưng để có được những trang viết, những sự kiện xuất hiện như trên sách thì không phải là điều đơn giản. Huyền nói: "động lực khiến tôi lao vào viết ngay quyển sách này không gì khác ngoài việc tôi muốn truyền cảm hứng khám phá, phiêu lưu mạo hiểm đến những bạn trẻ, hãy mạnh dạn vác ba lô đến những vùng đất xa xôi mà bạn chưa một lần được đặt chân đến".
Phỏng vấn Huyền Chip
Tóm tắt nội dung: Những bước chân đầu tiên trong hành trình khám phá các vùng đất, con người trên thế giới của Huyền Chip đã đặt tới một số quốc gia châu Á năng động và mang trong mình nhiều nét văn hóa, lịch sử hấp dẫn du khách. Châu Á là nhà, đừng khóc! dễ khiến độc giả mủi lòng, thêm yêu quý tác giả nhưng đó không phải là vấn đề chính. Những khó khăn, vướng mắc từ những ngày lưu trú trên đất bạn đã tiếp thêm cho Huyền Chip sự tự tin nhất định. Đã có quyết tâm thì dù đặt chân đến đâu, con người cũng có thể sống tốt. Không những thế mà còn dành nhiều thời gian để quan sát, tận hưởng từng giây phút một mà cuộc sống, thiên nhiên ưu đãi ban tặng. ”... Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia...” (Đi bừa đi) Những trang viết của Huyền Chip trong Xách balo lên và đi Huyền chip (T1): Châu Á là nhà, đừng khóc! gây ấn tượng ban đầu bởi vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi, thậm chí là có một chút ngang bướng, bất cần. Song, đó có vẻ là cách cô gái trẻ của chúng ta tự an ủi và tự tạo thêm động lực cho chính mình để tiếp tục chặng đường quá nhiều thú vị đang chờ phía trước. Mỗi câu chuyện, Huyền Chip đưa độc giả qua một không gian khác nhau, với chiều cao của những lạ lẫm, chiều rộng của những bỡ ngỡ và chiều sâu của nhiều tầng cảm xúc lẫn lộn... Khó có thể phân biệt đâu là lúc cô đang viết, đâu là khi cô đang trò chuyện thân tình như giữa những người bạn với nhau...
”... Thử thách của tôi bây giờ là làm sao tìm được đường đến siêu thị Gadong. Nói thêm một chút về Brunei. Vương quốc này chắc chắn không dành cho khách du lịch. Ai cũng có xe riêng, lái xe riêng nên không ai dùng xe buýt, taxi. Hệ thống xe buýt bên này vô cùng khó đoán, còn taxi thì cả nước chỉ có trên dưới 40 chiếc, nằm chủ yếu ở sân bay. Mà giả sử tôi có may mắn tìm được taxi thì cũng chẳng đủ tiền trả bởi giá vô cùng đắt đỏ. Tôi tìm mấy nhân viên siêu thị hỏi đường thì không ai nói được tiếng Anh. Tôi quyết tâm đi bộ rồi hỏi đường dần dần. Nhưng rồi tôi nhanh chóng nhận ra mình là người duy nhất đi bộ trên đường. Người Brunei không có thói quen đi bộ, đi từ đường bên này sang bên kia cũng lái xe. Bí quá không biết làm thế nào, tôi giơ tay ra muốn dừng xe lại để hỏi đường. Lái xe đều nhìn tôi lắc đầu. Aaaaa, tôi chỉ muốn hỏi đường thôi mà, ai thèm đi nhờ xe! Trời nắng chang chang, cái ba-lô 10kg trên lưng tôi bắt đầu làm mình làm mẩy. Lưng tôi ướt sũng mồ hôi. Đi bộ được hơn một tiếng, tôi nản quá bỏ luôn ý định dừng xe thì bất chợt một chiếc xe đỗ xịch lại trước mặt. Anh chàng không nói được tiếng Anh, tôi bập bẹ duy nhất từ Gadong Gadong. Anh chàng ra dấu hiệu cho tôi lên xe đi...” (Không khóc ở Brunei) Ngoài việc đây là một cuốn cẩm nang du lịch đích thực mà Huyền Chip dành tặng đến tất cả bạn trẻ, tập sách dày gần 500 trang này còn là nguồn cổ vũ tinh thần vô cùng to lớn mà tác giả muốn dùng chính bản thân mình với những trải nghiệm cực đáng nhớ kia để bảo chứng. Vậy thì còn ngần ngại gì nữa mà không Xách ba lô lên và đi?
Thông tin tác giả: secret of the millionaire mind
Huyền Chip tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh năm 1990, quê ở Nam Định. Là học sinh chuyên toán Trường THPT Khoa học tự nhiên Hà Nội (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Huyền tham gia viết bài, dịch sách từ khi chưa đầy 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp THPT, Huyền thực tập một thời gian ngắn ở Singapore, và chuyển sang Malaysia từ năm 19 tuổi. Chia sẻ về khả năng ngoại ngữ của mình, Huyền cho biết khi ở Việt Nam, cô tự học là chính. Cô cũng tranh thủ tìm bạn bè nước ngoài để luyện thêm. Với Huyền, đi làm ở xứ người cũng là cách bạn học được nhiều và nhanh nhất. Hiện tại, Huyền đang làm công việc truyền thông ở một công ty tại TP.HCM. Cô dự định sẽ còn đi và đi nhiều hơn. Đất nước Huyền dự định đến sắp tới là Nam Phi. Để giúp nhiều bạn trẻ Việt Nam có những kinh nghiệm khi đi ra nước ngoài, nhất là khâu xin visa , Huyền dự định viết một cuốn hướng dẫn du lịch như Lonely Planet dành cho người Việt. Xách ba lô lên và đi là thành quả của dự định đáng quý ấy.
Thông tin khác Kinh phí để thực hiện tất cả 15 chuyến đi được Huyền Chip kể lại trong cuốn Xách ba lô lên và đi chỉ vỏn vẹn 700 USD. Sách đã được phát hành vào ngày 24/09/2012, bao gồm cả phụ lục ảnh.

mời bạn tìm đọc : trọn bộ xách balo lên và đi