Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rát thuyết phục. Cà rốt bên cạnh công dụng giúp sáng mắt, bổ sung vitamin A còn có chức năng chống lão hóa rất tốt
Cà rốt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dùng nhiều trong các món ăn hàng ngày. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene và carotenoid giúp cho loại quả này luôn có màu cam đẹp.

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), beta-carotene giúp cơ thể chuyển đổi vitamin A, tăng cường miễn dịch, thị giác, sinh sản, tăng trưởng các tế bào. Cơ thể bạn không thể tự sản sinh vitamin A, vì thế cần bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày.

Sắc tố cam của cà rốt là một chất chống oxy hóa giúp các tế bào giảm sự tác động từ các gốc oxy hóa tự do gây ra trong cơ thể.

Trong 100g cà rốt tươi có chứa: nước 88,5%, đạm (protid) 1,5%, cellulose 1,2%, vitamin A, B1, B2, B3, C và các khoáng như canxi, sắt, magie, natri, kali, photpho, đồng…

Cà rốt trắng không chứa sắc tố cam beta-carotene nhưng nó chứa falcarinol – một chất dinh dưỡng có thể chống ung thư.

Để giữ được lượng dinh dưỡng trong cà rốt, bạn nên để nguyên cà rốt khi luộc và cắt chúng sau khi luộc.


Lưu ý

Mặc dù cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng. Nếu bạn ăn cà rốt mỗi ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ sau:

Mắc bệnh vàng da: caroten trong cà rốt khiến da bị đổi màu do gây ngộ độc gan.
Rối loạn kinh nguyệt: uống hơn 0,5 lít nước ép cà rốt một ngày gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Gây táo bón: chất xơ trong cà rốt không thể hòa tan, nên khi ăn quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn ruột, không tiêu hóa và gây táo bón.

Ngộ độc natri: khi natri gặp hemoglobin trong máu sẽ biến đổi thành methemoglobin khiến cơ thể bị ngộ độc. Trong trường hợp không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến mạng sống.