Thật không thể tưởng tượng được tỉ lệ xuất siêu các xe ô tô ại cao đến vậy. Tuy nhiên thì Việt Nam nhất định sẽ cải thiện được tình huống này.

Bộ Công Thương dự kiến nhập siêu ngành ô tô năm nay sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu ô tô sẽ tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất ô tô nội địa và cán cân thương mại.

Theo báo cáo về phát triển ngành công nghiệp ô tô mới được Bộ Công Thương gửi Quốc hội, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển khá nhanh trong vòng 2 năm qua. Với tốc độ tăng trưởng thị trường xe dưới 9 chỗ trung bình 20 - 30%/năm, dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ vượt Philippines cả về sản xuất lẫn bán hàng.

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các Tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa bằng chất lượng xe nhập khẩu.

Theo báo cáo của Tổng Cục Hải quan, sau 9 tháng năm 2019 cả nước đã nhập khẩu hơn 109.000 xe ô tô nguyên chiếc các loại với kim ngạch 2,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh tới 267% về lượng và 257% về giá trị.

Dẫn đầu về lượng ô tô nhập khẩu về nước vẫn là xe con (dưới 9 chỗ) với khoảng 75.848 xe với trị giá 1,459 tỷ USD. Xếp sau lần lượt là ô tô vận tải với khoảng 22.397 xe (548 triệu USD) và xe trên 9 chỗ với 217 xe (7,2 triệu USD).

“Dự kiến nhập siêu ngành ô tô năm nay sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD. Trong những năm tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu ô tô sẽ tiếp tục tăng theo nhu cầu sử dụng ngày càng cao trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất ô tô nội địa và cán cân thương mại”, Bộ Công Thương quan ngại.
Xem thêm : Hướng dẫn xử lý xe ô tô chết máy do bị ngập nước

Không chỉ các quốc gia đi trước, Việt Nam còn phải đối mặt sự cạnh tranh từ sự phát triển của các nước đi sau trong khu vực là Myanmar, Lào và Campuchia. Điều này thể hiện qua dữ liệu nhập khẩu xe từ các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng khi hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực, thuế nhập khẩu về 0%.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%. Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi AFTA có hiệu lực.

Báo cáo cho thấy, dù mục tiêu đưa tỷ địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, nhưng đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.


Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

Bộ Công Thương cho rằng quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, mà ngành công nghiệp này vốn phát triển dựa vào lợi thế quy mô. Trong khi lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp lại quá lớn là nguyên nhân chính khiến công nghiệp ô tô chưa phát triển như kỳ vọng.

Cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Các loại thuế, phí đối với sản phẩm ô tô chưa thực sự hợp lý, chưa tạo thuận lợi cho đa số người dân sở hữu ô tô.