Trong thai kì ngoài chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mẹ cần ghi nhớ lịch khám thai và xét nghiệm cần thiết. Việc theo dõi định kì này giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nếu có.
>> phòng khám nội tiết ở cầu giấy
>> khám cường giáp ở đâu

Lịch khám thai xét nghiệm cần thiết cho bà bầu
Các bà bầu cần phải ghi nhớ các mốc lịch khám thai xét nghiệm cơ bản trong thai kì dưới đây:
Khám thai lần đầu
Khi thấy trễ kinh 1 – 2 tuần thử que thấy 2 vạch hoặc có các dấu hiệu của mang thai như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt… thì mẹ nên đi siêu âm để biết chính xác mình có mang thai hay không. Đây là thời điểm đưa ra dự báo về ngày dự sinh chính xác nhất. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về tình trạng sức khỏe chung của bà mẹ, lịch sử mang thai và sinh đẻ để và hướng dẫn cách chăm sóc thai kì.
Khám thai lần 2
Lần khám thai thứ 2 thực hiện ở tuần thứ 8, đây là mốc lịch khám thai xét nghiệm cần thiết nhằm xác định các chỉ số: sự hình thành tim thai, kích thước túi ối. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng nghén. Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn hoặc khó chịu mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để có lời khuyên hữu ích.

Khám thai lần 3
Đây là cột mốc lịch khám thai xét nghiệm cần thiết, rất quan trọng được thực hiện vào trong khoảng từ tuần thứ 11 – 13. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để xác định một số nhiễm sắc thể bất thường có thể gây bệnh Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành. Qua tuần thứ 14 kết quả siêu âm cho độ chính xác không cao do đó mẹ cần chú ý khám đúng ngày.
Khám thai lần 4
Trong khoảng từ tuần 14 – 16 mẹ ngoài việc đo các chỉ số phát triển của thai nhi mẹ có thể làm 1 trong 2 xét nghiệm sau để xác định nguy cơ các dị tật di truyền:
- Xét nghiệm Double test cho phép xác định nguy cơ mắc các dị tật của: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13).
- Xét nghiệm Triple test cho phép xác định nguy cơ mắc các dị tật của: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và dị tật ống thần kinh.
Khám thai lần 5
Lần khám thai thứ 5 nằm trong khoảng 22 – 24 tuần, mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi một nếu sinh lần đầu và tiêm nhắc lại nếu sinh lần 2. Nội dung khám thai vẫn bao gồm việc đo các chỉ số đánh giá sự phát triển của thai nhi, ngoài ra mẹ có thể phải làm các xét nghiệm đường máu, nước tiểu, yếu tố Rh… và bổ sung các vi chất nếu cần.

Khám thai lần 6
Mốc siêu âm vào khoảng tuần thứ 32 nhằm xác định các dị tật xuất hiện muộn, theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, xem xét vị trí ngôi thai.
Khám thai lần 7
Lần khám thai tổng thể thứ 7 vào khoảng tuần thứ 35 – 36 này sẽ kiểm tra các chỉ số như trọng lượng thai, nước ối, dây rốn, tim thai… và các điều kiện cần thiết để chuẩn bị đón e bé chào đời.
Kể từ sau mốc lịch khám thai xét nghiệm cần thiết này mẹ nên đi kiểm tra mỗi tuần một lần hoặc bất cứ khi nào có vấn đề bất thường. Lựa chọn phòng khám thai uy tín ở Hà Nội cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo theo dõi tốt tiến trình phát triển của thai nhi.
Tại Hà Nội, có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín về sản khoa được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Tại đây quy tụ các bác sĩ đầu ngành về sản khoa với nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện phụ sản lớn trong cả nước cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ cho mẹ trải nghiệm về quy trình khám thai nhẹ nhàng, nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết về lịch khám thai xét nghiệm cần thiết hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.

Chủ đề cùng chuyên mục: