Là một quốc gia có bảng chữ cái theo hệ thống chữ latinh, bạn có từng hoảng hốt khi nhìn thấy bảng chữ tiếng Nhật với hàng đống các kí tự kỳ quái chẳng khác gì … cua bò? Bạn lo lắng không biết học viết tiếng nhật kiểu gì?
Còn đối với các bạn đã, đang có ý định học tiếng Nhật, ắt hẳn các bạn đã nghe “phong thanh” rằng tiếng Nhật có đến ba bảng chữ cái với phong cách viết hoàn toàn khác nhau, rồi các quy tắc cũng vô cùng ngặt nghèo. Bạn lo lắng không biết mình sẽ đối phó với chúng như thế nào? Nào, bình tĩnh và cùng Mcbooks - Chuyên sách ngoại ngữ mình học cách viết tiếng Nhật siêu đơn giản và dễ nhớ nhen!


1. Hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật
2. Đối với Hiragana và Katalana
Bước 1: Tập nhớ
Bước 2: Tập viết chuẩn
Bước 3: Tập viết nhanh và đẹp
3. Đối với Kanji
4. Một số nguyên tắc khi tập viết tiếng Nhật
1. Hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật

Tiếng Nhật có tới 3 bảng chữ cái: Hiragana, Katakana và Kanji với số chữ cái căn bản lần lượt là 47, 46 và… gần 2000 chữ. Hiragana, còn được gọi là bảng chữ mềm, bao gồm các nét khá mềm mại và dễ thương. Nhưng chính vì là chữ nét mềm nên nếu viết không cẩn thận các nét sẽ không rõ ràng, dính vào nhau và …vô cùng khó đọc! Được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 5 từ thảo thư chữ Hán, hiragana được sử dụng chủ yếu để làm rõ chức năng ngữ pháp của chữ Kanji và dùng để phiên âm cho chữ Kanji (gọi là furigana). Trái lại, Katakana, còn gọi là bảng chữ cứng, bao gồm các chữ cái có các nét ngắn, thẳng và góc cạnh, được đánh giá là bảng chữ đơn giản nhất trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật. “Katakana” nghĩa là “kana chắp vá”, bắt nguồn từ lí do chữ katakana được hợp thành từ nhiều thành phần phức tạp của Kanji. Hình thành cùng thời điểm với Hiragana, nhưng Katakana có chức năng hoàn toàn khác là dùng để phát âm các từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (được gọi là gairaigo). Ví dụ, “television” được đổi thành “テ レ ビ” (Terebi). Kanji là bảng chữ đồ sộ nhất, phức tạp nhất và khó học nhất, kể cả đối với người Nhật. Đây cũng là cản trở lớn nhất khi chúng ta đọc các văn bản tiếng Nhật. Kanji có nhiều cách đọc cũng như ngữ nghĩa tùy thuộc vào từng ngữ cảnh và đây cũng là thành phần chính tạo nên nghĩa cho câu.


2. Đối với Hiragana và Katalana
Học cách viết tiếng Nhật chuẩn từ từng chữ cái. Tiếng Nhật cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới, mỗi chữ đều cấu thành từ những phần tử nhỏ hơn mà viết đẹp và chuẩn từng phần tử nhỏ ấy chính là điều kiện tiên quyết để viết tiếng Nhật đẹp.


Nhớ và viết đúng từng chữ ngay từ đầu sẽ tiết kiệm thời gian học sau này đó ^^
Có thể trong giai đoạn đầu khi mới học bạn sẽ cảm thấy việc học bảng chữ cái tiếng Nhật quá phức tạp đến mức bạn nghĩ rằng: thôi, chỉ cần nhớ viết như thế nào là được, không cần viết chuẩn. Thế nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm đấy. Không chuẩn ngay từ đầu sẽ khiến những phần sau càng khó khăn và dễ dẫn đến bỏ cuộc. Cố gắng tập viết tiếng Nhật thật đẹp và chuẩn ngay từ những chữ cái đầu tiên. Biết đâu được chính việc chữ đẹp lại là động lực cho bạn vượt qua những khó khăn khá là khó nhắn sau này trong quá trình học tiếng đấy!

Có một vài tip nhỏ để quá trình học bảng chữ cái của các bạn được dễ dàng nhất nè:

Bước 1: Tập nhớ
Chính là việc bạn nhìn và ghi nhớ hình ảnh chữ cái đó vào trong đầu. Đừng viết vội nhé. Sau khi nhớ mặt được chữ cái đến mức nhuần nhuyễn mà chỉ cần gọi tên là trong đầu bạn đã lập tức hiện ra chính xác hình ảnh chữ cái đó là bạn đã xong bước 1 rồi đấy.

Bước 2: Tập viết chuẩn
Bây giờ mới là đặt bút nè. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng search một video dạy viết tiếng Nhật trên mạng và bắt chước theo. Giai đoạn này, hãy chú ý viết ĐÚNG CHUẨN nhé. Nghĩa là viết đúng theo thứ tự các nét như được hướng dẫn.

Bước 3: Tập viết nhanh và đẹp
Sau khi tập viết chuẩn trình tự các nét thì bạn có thể tự điều chỉnh cách viết của mình sao cho thuận tiện để mình viết nhanh và đẹp nhất nhé. Bước này thì tùy từng bạn thôi!

3. Đối với Kanji
Đặc điểm của chữ Kanji là khá loằng ngoằng và rắc rối nên mình có lời khuyên là các bạn nên học theo bộ. Mặc dù thời gian đầu việc học theo bộ khá là kì công và mất thời gian ý. Nhưng mà học như vậy bạn sẽ thấy Kanji ý nghĩa và thú vị hơn rất nhiều. Đặc biệt là sau giai đoạn đầu hơi vất vả thì “phần đời về sau” của bạn lại vô cùng nhàn hạ khi sau khi đã nhớ được các tiểu tiết thì học đến từ nào bạn chỉ cần nhớ cách lắp ghép các bộ phận là xong. Rất đơn giản đúng không nào?


4. Một số nguyên tắc khi tập viết tiếng Nhật
Mặc dù khá là linh hoạt nhưng cũng có một số nguyên tắc trong cách viết tiếng Nhật, đặc biệt áp dụng cho chữ Kanji như sau:

Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .
Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .
Trái trước phải sau: 州 , 划 , 外 , 办 , 做 , 条 , 附 , 谢 .
Trên trước dưới sau: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .
Ngoài trước trong sau: 司 , 向 , 月 , 同 , 风 , 风 , 周 .
Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 游 , 道 , 建 .
Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 乐 .
Vào nhà trước, đóng cửa sau: 日, 回 , 国 , 国 , 固 , 固 .
Tuy nhiên nhớ cẩn thận vì cách viết tiếng Nhật cũng giống như động từ bất quy tắc của tiếng Anh, vẫn có trường hợp ngoại lệ nhé!

Cách viết tiếng Nhật khá là phức tạp các bạn nhỉ? Nhưng mà nếu mình đam mê và tìm hiểu cái gì thì cũng dần dần thấy nó rất hay ý. Mặc dù quá trình tập viết tiếng Nhật hơi gian nan và “nhiều chông gai”. Nhưng mà viết tiếng Nhật đẹp và chuẩn thì trông thật là chuyên nghiệp ấy nhỉ? Chúc các bạn luyện viết tiếng Nhật thành công nhen!

Xem thêm sách tập viết tiếng nhật TẠI ĐÂY.
Nguồn: Sưu tầm