Việc nuôi chim trĩ khá đơn giản nhưng mang lại giá kinh tế hơn hẳn những loại gia cầm khác.Nhưng nuôi chim trĩ có kỹ thuật nuôi và kiến thức về chăm sóc chim thì dẫn đến thành công sẽ nhanh hơn.
1.Khó khăn nhất trong việc nuôi chim trĩ đỏ là tháng đầu tiên,nếu chẳng may không kinh nghiệm và trình tự chăm sóc đúng cách dễ gây thiệt hại lớn cho chim.Đa phần do chưa có kinh nghiệm .

2.Muốn thành công được chim trĩ ở giai đoạn này,cần nắm nhưng nguyên tắc khi nuôi chim trĩ non.Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ từ 37-38 độ trong lồng để giữ ấm cho chim,trường hợp nếu bỗng mất điện cần phải chuẩn bị kịp thời như bình ác quy…để nhanh chóng làm ấm kịp thời cho chim non.
3.Giữ vệ sinh chuồng trại,giữ thức ăn,nước uống.Bởi chim non nhỏ hệ tiêu hóa đang còn yếu do vậy rất dễ nhạy cảm với môi trường ,nên thiếu vệ sinh dẫn đến tình trạng tử vong ở chim.Dấu hiệu dễ nhận biết là chim đi tiêu,ướt đít…Nên cho chim uống nước sôi để nguội,tìm cách không cho chim đạp lên máng uống bằng cách bỏ những viên sỏi vào những máng uống.
4.Luôn giữ môi trường thoáng mát và tránh tiếp xúc với các loại gia cầm khác hoặc chim từ đâu bay đến,hạn chê người đến là những khách muốn xem chim.
5.Với việc làm thuốc phòng cần đúng lịch và đúng cách.Tuy nhiên,chỉ làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì lúc này mới có hiệu quả,nếu không chim sẽ chết ngay.Nếu sức khỏe chim không tốt nên cải thiện sức khỏe cho chim,với những trường hợp nguy cấp cần phối hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch.
6.Ngoài ra trong lúc nuôi,tránh trường hợp di chuyển qua lại,di chuyển nơi ở của chim. Việc chuyển chim non đi xa nên áp dụng với chim mới bóc trứng, còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa
7. Nguyên tắc cuối cùng là phương pháp tách riêng và chia đàn. Đối với những con đang nhiễm bệnh cần tách riêng để tránh tình trạng lây nhiễm, nới rộng lồng úm hoặcphân đàn theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ, cắn nhau. Đồng thời những con đang bệnh cần xác định các bệnh và tìm cách trị kịp thời.