Một điều dễ nhận thấy chính là trẻ sinh mổ vốn thiệt thòi hơn trẻ sinh thường ở nhiều mặt, do đó các mẹ cần có chế độ chăm sóc em bé sau khi sinh mổ để giúp bé phát triển tốt như sinh thường.
1, Những “thiệt thòi” của trẻ sinh mổ

Chắc chắn mẹ nào đã từng sinh mổ cũng nhận thấy rằng, việc chăm sóc em bé sinh mổ thường khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ sinh thường. Các bé sinh mổ thường rất dễ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn, khò khè, chàm sữa… khiến cả nhà lo lắng.


Vì sao trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh?

Trẻ sinh mổ có một hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh thường sao lại như vậy?

Mất đi hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột là thành phần cơ bản giúp hình thành hệ miễn dịch đặc biệt cho trẻ, và có đến 70% tế bào miễn dịch của cơ thể có mặt đường ruột và nó nằm ở âm đạo của người mẹ. Khi sinh thường, bé sẽ nuốt được những lợi khuẩn có mặt trên đường sinh tự nhiên của mẹ tức âm đạo. Ngược lại, với những đứa trẻ sinh mổ sẽ bị mất đi cơ hội tiếp xúc với những lợi khuẩn, khiến hệ vi sinh được kích hoạt chậm hơn. chăm sóc em bé 2 tháng tuổi

Hệ miễn dịch không được tốt

Được bú ngay sau sinh là dinh dưỡng rất tốt cho trẻ sinh thường còn khi sinh mổ, mẹ phải chờ 4 – 5 tiếng sau mới được tiếp xúc với bé, nguồn kháng thể trong sữa cũng đến với bé chậm hơn nhiều. Nên hệ miễn dịch của bé sẽ không được hoàn thiện. Chính sự chậm trễ này là nguyên nhân dẫn đến việc hệ miễn dịch của các bé sinh mổ bất ổn.

Theo đó, khoa học chỉ ra rằng, trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày sau khí inh để hoàn thiện hệ miễn dịch của mình, còn nếu trẻ sinh mổ thì phải chờ đến 6 tháng sau và tức là mất thời gian gấp gần 20 lần.



Vì những đặc điểm này mà các bé sinh mổ đòi hỏi cần phải có sự chăm sóc đặc biệt hơn rất nhiều. Cụ thể, mẹ cần phải chăm sóc trẻ sinh mổ như thế nào hyax cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ dưới đây. bí quyết chăm sóc em bé

Tin liên quan: Hướng dẫn] mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi không khác gì y tá

2, Cách chăm sóc trẻ sinh mổ

Cho trẻ bú sữa mẹ:
Sữa mẹ là tốt nhất cho tất cả các trẻ kể cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có thể bị thiệt thòi vì thiếu hụt các vi khuẩn có lợi này. Trong sữa mẹ còn có các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Đây chính là lý do khiến sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh cả sinh mổ và sinh thường.

Cân bằng não:
Ba tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ cần được bế ẵm, vỗ về, mẹ có thể cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình.

Khi trẻ được 7, 8 tháng tuổi, mẹ hãy tập cho trẻ làm quen với việc bám, vịn và đi. Cha mẹ không nên cho trẻ tập đi sớm, khi trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tập đi trên mặt phẳng.

Cảm giác bản năng:
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh mổ cảm giác không được nhạy cảm, khả năng điều hoà cơ thể kém, động tác vụng về, một số trẻ còn gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ.

Khi trẻ lớn, cha mẹ cần tập cho chúng các môn thể thao có tính năng động, nhanh nhạy như: chơi bóng, cầu lông, nhảy dây, đá cầu…

Xúc giác:
Mẹ hãy để ý nếu sau ba tuổi mà trẻ vẫn mút tay, cắn các đồ chơi thì có thể đó là phản ứng mẫn cảm của xúc giác do ảnh hưởng của việc sinh mổ. Mẹ có thể giúp con tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác bằng các cách sau:


Cho trẻ chơi với cát, nghịch nước, nhảy bậc, chơi búp bê để tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác.

Thêm 1 mẹo nữa là sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ dùng khăn khô cuốn quanh cơ thể trẻ cũng có tác dụng kích thích xúc giác ở trẻ.

Cha mẹ nên khuyến khích con thường xuyên chơi các trò chơi có sự tiếp xúc với các bạn, giao lưu nhiều hơn để xúc giác phát triển.