Sau khi chủ đầu tư PV Landmark thông báo giảm 35% giá căn hộ, Công ty Sài Gòn Mekong lại gây sốc đưa giá 500 căn hộ dự án An Tiến tại xã Phước Kiểng, Nhà Bè, TP HCM từ 18 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 14,5 triệu. Sóng ngầm bán tháo địa ốc, chung cư có thể giảm giá thêm 50%. Bên cạnh đó, thị trường bán đất nền giá rẻ được nhiều người lựa chọn.


Chiều 31/10, lãnh đạo Công ty Sài Gòn Mekong, ông Hồ Văn Tuyên đã xác nhận thông tin trên với VnExpress.net. Từ chối bình luận về lý do giảm giá, ông Tuyên cho biết: "Chúng tôi đã xây dựng khung giá tốt nhất có thể nhằm phục vụ nhóm khách hàng thu nhập khá, có nhu cầu thật sự về nhà ở". Ông Tuyên cho biết thêm, doanh nghiệp quyết định bán sản phẩm với mức giá 14,5 triệu đồng trong thời điểm này để thu hồi vốn tìm kiếm những cơ hội mới.

Chung cư An Tiến do Công ty xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land) làm chủ đầu tư và đã bán toàn bộ căn hộ cho hai nhà đầu tư thứ cấp là Ngân hàng BIDV và Công ty Sài Gòn Mekong. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện phần thô, tháng 6/2012 sẽ giao nhà. Trước việc Petro Vietnam Landmark bán tháo dự án đất nền giá rẻ đã có nhiều luồng ý kiến cho rằng, đây mới chỉ là phát pháo báo hiệu đợt bán tháo dự án của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới.

Dự kiến đầu tháng 11, sàn địa ốc Mega và ACBR sẽ phân phối dự án này. Tổng giám đốc Công ty bất động sản Mega, ông Nguyễn Xuân Châu phân tích giá 14,5 triệu đồng mỗi m2 (chưa tính thuế giá trị gia tăng) là đã giảm 3,5 triệu đồng mỗi m2 so với năm 2010, tương đương 20%. Khách hàng thanh toán 30% giá trị căn hộ, 70% còn lại chủ đầu tư hỗ trợ vay ngân hàng thời gian 15 năm, không cần chứng minh thu nhập.

Trên thực tế, hiện tượng căn hộ An Tiến và PV Land giảm giá 20-30% trong thời điểm hiện nay đã gây sốc cực mạnh cho thị trường. Bởi lẽ, trong năm 2010, nhà đất đã từng sụt giảm 30-50%. Với giá bán mới 14,5 triệu đồng mỗi m2, dự án An Tiến đang bỏ xa giá bán của nhiều chung cư khác tại huyện Nhà Bè nói riêng và khu Nam TP HCM nói chung với khoảng cách 5 triệu đồng mỗi m2. Còn đối với dự án PetroVietnam Landmark, giá bán chỉ còn một nửa so với hàng loạt dự án lân cận thuộc khu Đông TP HCM.

Trả lời PV VnMedia về diễn biến thị trường cũng như tâm lý các doanh nghiệp xung quanh việc PVL giảm giá dự án Petro Vietnam Landmark, ông Trần Tấn Thiện – chủ tịch HĐQT công ty Song Phát (TPHCM), Giảng viên trường Dale Carnegie cho biết, nhìn chung, tình hình bất động sản TPHCM hiện đang rất khó khăn. Để vượt khó, nhiều doanh nghiệp áp dụng các chiêu thức bán hàng độc đáo như không tính Lãi suất trong vòng vài năm đầu tiên hay người ta chỉ cần trả 30% tiền nhà phần còn lại được trả không Lãi suất trong vòng 3-4 năm, Hay là khuyến mại rầm rộ phần thưởng trang trí nội thất cho căn nhà…

“Việc giảm giá PVL đang tạo ra sức ép đối với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi người mua nhà họ tiếp tục chờ đợi thêm nữa vì họ cho rằng dự án lớn như vậy giảm giá nhiều thế thì các dự án khác cũng sẽ giảm theo. Lúc này, người mua nhà để ở hay nhà đầu tư đều rùng rằng chờ dợi liệu có dự án nào giảm xuống nữa như vậy không. Đó là tâm lý” ông Thiện cho biết.

Theo ông Thiện, khó khăn nhất hiện nay của thị trường là tâm lý và niềm tin người mua nhà. Họ tin rằng đây chưa phải là thời điểm thuận lợi để mua nhà do Ngân hàng vẫn đang siết tín dụng vì vậy bất động sản sẽ khó khăn do đó khó có thể tăng giá. Khi dòng tiền mặt không đổ vào thị trường nữa do vậy nó sẽ kéo theo tâm lý, niềm tin vào thị trường cũng bị ảnh hưởng.

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản TP HCM cho rằng, dự án Petro Vietnam Landmark bán tháo thực sự gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đang triển khai dự án trên địa bàn quận 2 và một số quận lân cận khi giá căn hộ PVL chỉ bằng một nửa giá căn hộ của các dự án cùng địa bàn. Nhìn nhận về mức độ giảm giá, vị lãnh đạo này cho biết, có thể doanh nghiệp họ chấp nhận bán lỗ một số lượng sản phẩm nhất định để chờ cơ hội thị trường phục hồi nâng giá bán lên để bù lỗ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi kể chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng đã được triển khai từ được 7-8 tháng nay. Các doanh nghiệp vay nợ ngân hàng đã cầm cự được đến thời điểm này cũng khá ổn. Doanh nghiệp nào không chịu áp lực đã chọn các phương án như bán dự án, sáp nhập doanh nghiệp hoặc liên doanh liên kết với các doanh nhiệp khác để cùng vượt qua cơn bão này. Vì vậy, áp lực phải bán tháo sản phẩm với mức giảm giá mạnh như vậy sẽ khó có thể xảy ra.

"Vẫn biết áp lực về tài chính hiện đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản nhưng trong suốt thời gian dài vừa qua các chủ đầu tư bất động sản lớn trong Nam, ngoài Bắc vẫn án binh bất động. Chưa thấy doanh nghiệp lớn tuyên bố phá sản vì nợ vay, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn cách hợp tác hoặc âm thầm chuyển nhượng dự án " vị này cho biết. Hơn nữa, theo nguồn tin riêng của phóng viên, mặc dù chủ đầu tư công bố giảm 35% giá bán 85 căn hộ Petro Vietnam Landmark nhưng chỉ bán cho đơn vị mua từ 5 căn hộ trở lên. Nhiều khả năng, sau khi "ôm" hàng các đơn vị phân phối này tiếp tục tăng giá bán lên. Với người mua nhà để ở vẫn khó có khả năng tiếp cận sản phẩm giá rẻ này.

Việc Công ty CP Địa ốc Dầu khí giảm giá 35% dự án Petro Vietnam Landmark (quận 2, TPHCM) đã tạo cú “sốc” cho thị trường. Điều này cũng khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản hoang mang trước áp lực cạnh tranh. Thị trường bất động sản gặp khó khăn đặc biệt tại TPHCM, để chống trọi qua cơn bĩ cực nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng mọi chiêu thức bán hàng để thu hút dòng tiền. Tuy nhiên, khi cả thị trường đang trầm lắng, doanh nghiệp đang chịu nhiều áp lực thì chủ đầu tư dự án Petro Vietnam Landmark (PVL) là công ty cổ phần địa ốc Dầu khí lại công bố giảm 35% giá bán sản phầm gần 100 căn hộ dự án từ mức 21-22 triệu đồng/m2 xuống còn hơn 15 triệu đồng/m2.

Lý do mà Công ty CP Địa ốc Dầu khí đưa ra khi quyết định chương trình giảm giá này là do Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí đã vay Ngân hàng Liên Việt (đã đổi tên thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt) 100 tỷ đồng, hạn trả nợ ngày 23/11. Đến hạn trả nợ Lãi suất sẽ tăng 25% mỗi năm, phạt quá hạn 150% tương đương Lãi suất 35% mỗi năm và lãi gộp công ty phải thanh toán khoảng 40% mỗi năm. Nếu không thu xếp được dòng tài chính, công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán khoản vay 100 tỷ đồng cho Ngân hàng Liên Việt đúng hạn và do đó sẽ làm tê liệt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước đó, trao đổi báo chí TS Đỗ Thị Loan- Phó CT thường trực HH BĐS Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đang TP HCM ở trong giai đoạn khó khăn nhưng nói thị trường đóng băng thì cũng không đúng vì nếu đóng băng nghĩa là thị trường sẽ không có giao dịch diễn ra, nhưng thực tế ở đâu đó vẫn có giao dịch, vấn đề là nhiều hay ít. Những chủ dự án có đưa ra thị trường những dự án tốt, có vị trí đắc địa, đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân mà giá cạnh tranh thì chắc chắn những người có khả năng về tài chính sẽ mua để ở, còn những người mua để đầu tư, nhất là những người dùng vốn vay ngân hàng thời gian qua và thời gian tới sẽ chững lại.

Có thể bạn quan tâm: