Nếu bạn có ý định du học Nhật Bản thì việc tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa của Nhật Bản là một điều cần thiết để bạn có thể nhanh chóng hòa nhập cuộc sống tại đây.

Dưới đây là một số điều bạn nên tìm hiểu


Thành phần dân tộc

Cùng là cư dân của khu vực Đông Nam Á, người Việt Nam có chủng tộc gốc là Mongoloid phương Nam với 2 đặc điểm là mũi tẹt và mắt to, trong khi đó người Nhật Bản có chủng tộc gốc là người Mongoloid phương Bắc mũi cao và mắt nhỏ.

>>> Đối tượng du học: xem tại đây

Xét về thành phần dân tộc, Nhật Bản được coi là một dân tộc thuần chủng. Với dân số là 125,1 triệu người, mật độ dân số 320người/km2, trên lãnh thổ của Nhật Bản chỉ có 4 dân tộc cùng chung sống; chủ yếu là người Nhật chiếm 99,3% còn lại là các người Ainu, Triều Tiên và người Hoa chiếm có 0,7%. Nhật Bản nằm ở vị trí tách biệt với các quốc gia khác, là 1 quần đảo nằm cong dọc theo bờ Đông Bắc của châu Á, 2 đầu quần đảo gần như chạm vào dầu lục địa, nòi giống phương Bắc chiếm phần khá mạnh, người Mông Cổ đến Nhật Bản qua con đường Triều Tiên. Có nhiều yếu tố để khẳng định rằng một số nét văn minh ban đầu của của Nhật Bản, nhất là phương pháp trồng lúa nước bắt nguồn từ miền Nam Trung Hoa và chủng tộc Nhật Bản bao gồm cả yếu tố của vùng này. Còn về người Ainu hiện ở đảo Hoccaiđô được cho rằng có tổ tiên đến từ vùng Cápcadơ. Khi nói tới văn hóa của Nhật Bản người ta chỉ đề cập tới văn hoá của người Nhật, không hề có sự đa dạng pha trộn lẫn nhau giữa các nền văn hóa.

du học Nhật Bản nên đi vùng nào? -> Đọc thêm

Ngược lại với Nhật Bản, Việt Nam lại có một cộng đồng cư dân đa sắc tộc – một đặc điểm nổi bật tạo nên đặc trưng văn hóa của người Việt Nam. Việt Nam có 54 dân tộc với dân số hơn 80 triệu người, mật độ dân số khoảng 250người/km2. Tổ tiên của người Việt hiện nay được xác nhận là người Việt cổ, sinh sống ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng – một trong những nơi có sự xuất hiện của con người từ rất sớm. Sau này do quá trình biến đổi địa chất, nước biển rút dần ra xa, vào khoảng thế kỉ thứ 6, cư dân ở các nơi khác cũng đến khu vực này sinh sống. Trải qua thời gian lâu dài hàng nghìn năm cùng nhau sinh sống, ở đây đã diễn ra quá trình hỗn huyết giữa các dân tộc, sự phân cách về địa lý, khí hậu trải dài trên khắp các vùng đã tạo ra 54 dân tộc như ngày nay. Dấu vết của quá trình hỗn huyết đó còn lại cho tới ngày nay đố chính là ngôn ngữ của người Việt Nam. Giữa các vùng miền của Việt Nam có sự khác nhau khá lớn trong ngôn ngữ về phát âm, từ vựng do có sự cải biến của dân cư từng vùng. Tiếng Việt của người Việt được sử dụng ngày nay được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt Mường, từ vựng được cấu thành từ 70% Hán, 10% Tày Nùng, 10% Môn/Khơ Me và 10% Thái. Từ đây có thể rút ra nhận xét rằng quá trình hình thành cư dân người Việt chính là quá trình cộng cư và đặc điểm đa sắc tộc trở thành đặc điểm nổi bật của người Việt Nam. Tuy nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng ở Việt Nam không tồn tại tình trạng xung đột sắc tộc hay văn hóa như ở nhiều nơi khác, đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong cộng đồng cư dân của người Việt nam. Người Kinh chiếm phần lớn dân số, khoảng hơn 80%, các dân tộc thiểu số khác nằm ở các vùng từ miền núi phía Bắc tới vùng núi Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Ở vùng nào cũng có sự cộng cư giữa các dân ộc , mỗi dân tộc đều chịu ít nhiều ảnh hưởng từ những đặc điểm văn hóa trong lối sống, tín ngưỡng của các dân tộc khác, giữa các dân tộc đều có những nét tương đồng với nhau, nhất là người Kinh mang trong mình sự tiếp thu và cải biến văn hóa của nhiều dân tộc anh em, trở thành dân tộc dẫn dắt các dân tộc khác, gây ảnh hưởng trở lại tới các dân tộc thiểu số khác. Chính vì vậy, giữa các dân tộc ở Việt Nam không hề có sự mâu thuẫn về quan điểm, văn hóa, tư tưởng nên không tồn tại những xung dột về sắc tộc hay văn hóa giữa các dân tộc.

Với những nét khác nhau khá lớn về địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như quá trình hình thành dân cư, hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản cũng mang trong mình những đặc trưng văn hóa tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng lại rất khác biệt nếu được xem xét một cách cụ thể, kĩ lưỡng và chặt chẽ. Những điểm tương đồng và dị biệt đó được thể hiện trong tất cả những đặc trưng văn hóa của cả hai nước từ văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa quy phạm và văn hóa tâm linh.

Nông nghiệp

Việt Nam và Nhật Bản đều là hai quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và có nền nông nghiệp lúa nước. Nếu nói như vậy chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ hai nước chắn chắn sẽ có chung một nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy khi chúng ta nhìn vào quá trình hình thành và phát triển của cây lúa nước ở mỗi quốc gia, quá trình đó hoàn toàn khác nhau.

Việt Nam với đồng bằng sông Hồng màu mỡ nhiều phù sa, con người được sinh ra nơi đây dường như gắn liền cuộc sống với cây lúa nước, gắn với nông nghiệp trồng lúa nước. Từ đứa trẻ con cũng thuộc nằm lòng những câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Những hạt lúa được thuần dưỡng từ rất sớm ở Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng chứng minh rằng những hạt lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở Việt Nam xuất hiện cách đây 8000 năm và từ xưa tới nay Việt Nam luôn được khẳng định là một trong những cái nôi của nghề nông nghiệp trồng lúa nước.

Trong khi đó, nghề trồng lúa nước lại không phải là một nghề do người Nhật sáng tạo ra mà được du nhập từ các nước khác mà theo nghiên cứu thì đó có thể là từ phía Nam Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỉ thứ 3 tr.CN đầu thế kỉ 2 tr.CN. Chính nguồn gốc của cây lúa nước ở hai nước khác nhau cũng đã tạo nên những những đặc tính khác nhau của con người ở mỗi vùng. Việc làm nông nghiệp nói chung và trồng lúa nước nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vào thiên nhiên, mưa nắng có thuận hòa thì mới có được thu hoạch năng suất cao. Con người cổ xưa không giải thích được những hiện tượng tự nhiên, từ đó biến thành nỗi lo sợ và sùng bái tự nhiên. Với người Việt Nam quen thuộc với việc trồng lúa nước hàng ngàn năm, với những quy trình trồng cây lúa ổn định đơn giản, kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, trồng lúa nước trở thành một tập quán, một thói quen và đẫn cũng tạo thành một lối tư duy đơn giản, gói gọn trong sự phát triển của cây lúa nước, cái nhìn của người nông dân thường là hạn hẹp, không gian sinh hoạt chỉ ở trong cái vườn nhỏ, cái thôn bé, nói chung bị khép kín bởi lũy tre xanh, việc làm diễn ra quanh một cái hè, cái sân hay cùng lắm là một thửa ruộng tư duy cũng trở nên cùn mòn, thiếu sáng tạo và đôi khi trở thành vật cản đối với sự phát triển của người dân Việt nam.

Nhưng đối với người Nhật Bản, việc trồng được lúa nước chính là nhờ việc học hỏi tiếp nhận những điều mới. Nông nghiệp tuy xuất hiện sớm nhưng chủ yếu là trồng củ, đặc biệt là củ cải, cho tới khi cây lúa nước xuất hiện, người dân Nhật Bản biết tới thêm một loại hình nông nghiệp mới lạ, phục vụ tốt cho đời sống. Cũng từ đó mà người Nhật Bản hình thành nên tính cách luôn muốn tìm hiểu, tiếp thu những điều mới, những điều hay từ khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu mọi vấn đề cặn kẽ, kĩ càng sâu sắc vốn là bản tính của người Nhật mà các nơi đều biết tới. Với người Nhật, nông nghiệp lúa nước đến như một điều kì diệu mạng tới một sức sống mới, người Nhật không chỉ coi trọng trọng lúa nước, dụng cụ trồng lúa nước như người Việt Nam mà còn coi việc trồng lúa nước như một tín ngưỡng, cây lúa được coi là vật biểu tượng mang lại sự may mắn cho co người.

Không chỉ khác nhau ở nguồn gốc và sự xuất hiện, nông nghiệp lúa nước ở hai nước cũng có những nét hoàn toàn khác nhau được quy định do điều kiện tự nhiên của mỗi nước. Nhật Bản tuy điều kiện tự nhiên không nhiều thuận liựi với 70% là đồi núi, sông ngòi ít và ngắn, ít phù sa, khí hậu ôn đới, mưa ít (400mm/năm) lại hay phải đối mặt với động đất, núi lửa và song thần nên việc trồng nông nghiệp cũng có nhiều nét khác biẹt so với các quốc gia là “ông tổ” của nghề trồng lúa nước. Ở Nhật Bản, nông dân không phải lo đắp đê chống lụt như ở Việt nam, lúa nước được trồng trong các thung lũng hay thậm chí trên úi, có những nơi có độ dốc tới 15o. Ngược lại, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nói là lý tưởng cho ngành nông nghiệp với đồng bằng màu mỡ, trải dài, sông ngồi dày đặc, mưa nhiều (400mm/năm) tập trung theo mùa, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với và chống chọi là những bất ổn của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, ẩm và dịch bệnh luôn đe dọa thường trực. Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, mới lập quốc, các nhà vua đã quan tâm tới việc đắp đê trị thủy. Việc đắp đê trị thủy cần huy động tới sức người lớn, đòi hỏi sự liên kết giữa các nhóm người với nhau, không thể làm việc riêng rẽ độc lập, cũng như việc trồng trọt để đảm bảo tính thời vụ mọi người thường xuyên cần tới sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau mà từ đó dần hình thành công đồng dân cư người Việt có sự cố kết rất chặt chẽ mà thường được nhắc đến như là sự cố kết cộng đồng lãng xã của người Việt.